VÌ SAO BÚ MẸ HOÀN TOÀN TRONG 6 THÁNG ĐẦU LÀ KHỞI ĐẦU TỐT CHO TRẺ?

1. Bú mẹ hoàn toàn là gì?

 

Bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu là phương pháp nuôi dưỡng trẻ sơ sinh tối ưu và được khuyến khích trên toàn thế giới. Để thực hiện phương pháp này, bà mẹ sẽ chỉ cho trẻ bú mẹ mà không ăn, uống bất cứ thức ăn, đồ uống nào khác ngoài sữa mẹ, kể cả nước chín...Thời gian nuôi là trong 6 tháng đầu đời để đảm bảo trẻ có một khởi đầu tốt nhất trong cuộc đời. Ngoài ra, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu sẽ cung cấp tất cả năng lượng và chất dinh dưỡng mà em bé cần, cũng như các yếu tố tăng trưởng và các thành phần miễn dịch giúp bảo vệ em bé khỏi bị nhiễm trùng.

2. Lợi ích của sữa mẹ

 

Sữa mẹ chứa hơn 300 thành phần khác nhau và một trong những điều đáng chú ý về sữa mẹ là thành phần của nó thay đổi theo nhu cầu của em bé. Thành phần thay đổi khi em bé lớn lên và phát triển.

Sữa mẹ có tự hết khi không cho con bú?

Thành phần sữa mẹ có thể thay đổi theo nhu cầu của em bé

 

Sữa mẹ sẽ được chia ra thành các loại:

  • Sữa non

Sữa non khá đặc biệt so với các loại sữa khác. Sữa non có độ sánh đặc, màu vàng nhạt và đặc biệt hơn là nó có chứa rất nhiều đạm. Vì vậy, nên cho trẻ bú mẹ trong vòng 1 giờ đầu sau sinh. Vì lúc này, sữa non đã được sản xuất ngay khi trẻ sinh ra.

Sữa non được sản xuất trong vài ngày sau khi sinh và có thành phần khác với sữa sau đó, ví dụ: nó có rất nhiều kháng thể để giúp tăng cường hệ miễn dịch của em bé. Hai đến ba ngày sau khi sinh, sữa non chuyển sang dạng sữa loãng hơn và sau đó trẻ sẽ bắt đầu bú lượng sữa lớn hơn.

  • Sữa trưởng thành

Sữa trưởng thành là sữa được chuyển thành từ sữa non sau 3 -4 ngày. Số lượng sữa trưởng thành được sản xuất nhiều làm cho hai bầu vú mẹ căng đầy và căng cứng. Đây cũng là hiện tượng xuống sữa

  • Sữa đầu bữa

Sữa được tiết ra lúc đầu khi trẻ bú. Sữa bữa đầu có màu trắng trong, số lượng nhiều cung cấp nhiều đạm, đường, nước cũng như các chất dinh dưỡng khác.

  • Sữa cuối bữa

Sữa được tiết ra vào cuối bữa bú của trẻ. Sữa này khác với sữa bữa đầu và lúc này bầu vú của mẹ không căng như lúc đầu. Sữa cuối bữa có màu trắng đục thành phần trong sữa chủ yếu là chất béo giúp cung cấp cho bé nhiều năng lượng hơn để bé phát triển nhanh. Và lượng chất béo này cũng cao hơn rất nhiều so với chất béo trong sữa đầu bữa.

Do sự thay đổi về thành phần theo thời gian, sữa mẹ cũng thay đổi về thành phần trong một lần bú, sữa có sẵn khi bắt đầu bú loãng hơn đồng thời cung cấp cho bé nhiều chất lỏng hơn, trong khi sữa ở cuối cữ bú lại giàu hơn năng lượng và chất dinh dưỡng. Vì vậy, để cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho trẻ trong một lần bú mẹ cần thực hiện đúng và đủ các yêu cầu về quy trình cho trẻ bú. Đặc biệt, nên cho trẻ bú hết một bầu sữa rồi mới chuyển sang bầu sữa mới. Như vậy sẽ tận dụng được toàn bộ chất dinh dưỡng có chứa trong một bầu sữa.

Cho con bú sữa mẹ khi đang mang thai

Nên cho trẻ bú mẹ theo đúng quy trình để cung cấp đầy đủ dưỡng chất

3. Nuôi con bằng sữa mẹ có những lợi ích gì?

 

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời. Đồng thời thực hiện không nên cho trẻ ăn thức ăn đặc (và chất lỏng không phải sữa mẹ hoặc sữa công thức) trước 17 tuần tuổi. Tuy nhiên, bất chấp những lợi ích được công bố rộng rãi của việc nuôi con bằng sữa mẹ đối với sức khỏe ngắn hạn và dài hạn, Vương quốc Anh vẫn là một trong những quốc gia có tỷ lệ trẻ em thấp nhất ở châu Âu được áp dụng phương pháp này. Khảo sát về nuôi dưỡng trẻ sơ sinh, cho thấy 45% tổng số bà mẹ ở Anh cho con bú hoàn toàn vào một tuần, trong khi 21% cho con bú hoàn toàn sau 6 tuần. Ở 4 tháng, con số này giảm xuống còn 7%, trong khi ở 6 tháng tỷ lệ bà mẹ cho con bú hoàn toàn là không đáng kể. Vậy, cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong sáu tháng đầu sẽ mang lại những lợi ích:

3.1. Lợi ích cho em bé

Sữa mẹ cung cấp chất dinh dưỡng cho bé với sự kết hợp lý tưởng của các chất dinh dưỡng trong sữa để đáp ứng nhu cầu của em bé và thành phần của sữa mẹ sẽ tự động thay đổi khi em bé lớn lên và phát triển.

Sữa mẹ cung cấp một loạt các yếu tố bảo vệ, chẳng hạn như các yếu tố tăng trưởng và các globulin miễn dịch. Vì vậy, cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 3 tháng có mối liên quan tích cực đến việc giảm tỷ lệ mắc và mức độ nghiêm trọng của bệnh viêm dạ dày ruột, nhiễm trùng tai và nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy việc nuôi con bằng sữa mẹ có liên quan đến việc giảm nguy cơ trẻ bị béo phì và các yếu tố nguy cơ gâu nên bệnh tim mạch, chẳng hạn như tăng huyết áp và kháng insulin... sẽ được phát triển trong cuộc sống sau này.

Khả năng cho con bú hoàn toàn trong sáu tháng đầu cũng có thể bảo vệ chống lại một số bệnh liên quan đến hệ miễn dịch trong cuộc sống tương lai, chẳng hạn như: bệnh đái tháo đường, bệnh celiac, bệnh viêm ruột và có thể là ung thư, mặc dù vẫn cần nghiên cứu thêm.

hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS)

Nuôi con bằng sữa mẹ giúp tăng cường sức khỏe và bảo vệ hệ miễn dịch của trẻ

 

Hơn nữa, một số nghiên cứu cũng tiến hành kiểm tra và cho kết quả : việc nuôi con bằng sữa mẹ cũng có thể bảo vệ chống lại bệnh dị ứng. Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu vẫn chưa nhất quán. Điều này cần thêm các nghiên cứu chuyên sâu để có căn cứ và làm rõ kết quả này.

3.2. Lợi ích cho mẹ

Các nghiên cứu cũng đã cho kết quả rằng cho con bú có liên quan đến việc giảm nguy cơ ung thư vú ở mẹ và cũng có thể là ung thư buồng trứng trong cuộc sống sau này.

Cho con bú có liên quan đến việc giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương hông ở thời kỳ sau mãn kinh.

Nuôi con bằng sữa mẹ sẽ giúp người mẹ giảm cân nhanh chóng hơn sau khi sinh và trả lại sự săn chắc của tử cung sau khi sinh.

3.3. Lợi ích cho xã hội

Ngoài việc nuôi con bằng sữa mẹ mang lại lợi ích cho cả mẹ và bé, thì hoạt động này cũng mang lại khá nhiều lợi ích cho xã hội. Điều đó được thể hiện qua việc giảm nguy cơ bệnh tật và giảm các chi phí y tế.

Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị.

 

Facebook chat