Bố mẹ đều thấp làm sao để con cao lớn? Đây là những giải pháp cải thiện chiều cao cho con được chuyên gia gợi ý

"Em và chồng đều không cao, liệu con em cao được không ạ?", "Làm thế nào để con tăng chiều cao tốt?"… Đây không chỉ là điều quan tâm của riêng cha mẹ Việt Nam, mà cũng là quan tâm chung của nhiều phụ huynh khác trên thế giới.

Chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn (hiện đang công tác tại ĐH Worcester-Anh) cho biết mối quan tâm trên là hoàn toàn hợp lí vì dù ốm, gầy vẫn có thể béo được ở bất cứ tuổi nào, nhưng trẻ trưởng thành đã lùn thì muốn cao lên là điều vô cùng khó!

Dưới đây, chuyên gia dinh dưỡng Anh Nguyễn đã phân tích các yếu tố tác động trực tiếp đến chiều cao của trẻ để cha mẹ có thể biết cách cải thiện cho con:

Ngoài yếu tố gen di truyền, có 1 thứ chúng ta hoàn toàn có thể kiểm soát ngay được liên quan đến chiều cao của trẻ, đó là DINH DƯỠNG ĐÚNG.

Khi phân tích dữ liệu gần 200 quốc gia, GS. Ezzati, ĐH Imperial College London đã nhấn mạnh yếu tố môi trường quan trọng xuyên suốt quy trình này là dinh dưỡng đúng - nó không chỉ quan trọng ở giai đoạn trước 5 tuổi như nhiều cha mẹ thường quan tâm, mà là cả quy trình trước 19 tuổi khi trẻ trải qua hàng loạt thời điểm quan trọng cho phát triển chiều cao.

Bố mẹ đều thấp làm sao để con cao lớn? Đây là những giải pháp cải thiện chiều cao cho con được chuyên gia gợi ý - Ảnh 1.

Thời điểm quan trọng tác động đến sự phát triển chiều cao của trẻ

Nhiều cha mẹ quan tâm làm sao để trẻ cao tối đa nhưng quên rằng chiều cao không như cân nặng, không phải ăn nhiều dư thừa thì sẽ cao lên nhanh như việc tăng cân. Tăng trưởng chiều cao cần thời điểm, thời điểm đó hội tụ đủ các yếu tố như di truyền, nhân tố kích thích, hormone và các chất dinh dưỡng cần thiết. Như vậy, ngoài yếu tố di truyền và hormone (cái mà bạn rất khó để tác động), bạn chỉ cần làm tốt 2 phần còn lại (yếu tố kích thích và chất dinh dưỡng), đặc biệt trước và trong những thời điểm tăng trưởng quan trọng như bên dưới:

- Từ 3 tháng - 3 tuổi: Cả bé trai và bé gái có tăng trưởng gần giống nhau. Sữa mẹ và dinh dưỡng đúng là yếu tố quan trọng ở giai đoạn này. Thừa cân-béo phì từ 2 tuổi có thể ảnh hưởng đến phát triển chiều cao giai đoạn sau của trẻ. Từ 3 tuổi, tốc độ tăng chiều cao của trẻ chậm hơn trước đó.

- Từ 4 - 6 tuổi: Giai đoạn này bé gái tăng nhanh hơn, trong khi bé trai sẽ tăng bình thường- sẽ bù vào giai đoạn dậy thì của bé trai. Ngoài dinh dưỡng, yếu tố vận động là quan trọng ở giai đoạn này.

- Giai đoạn dậy thì: Bé gái từ 11 - 15 tuổi, bé trai từ 13 - 17 tuổi. Trong giai đoạn này tốc độ tăng cao nhất để đạt điểm gần cực đại (độ cao cuối cùng của trẻ sau này). Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm rất dễ tăng cân, nếu bé gái hoặc bé trai bị thừa cân béo phì trong thời điểm này thì tốc độ tăng chiều cao sẽ giảm đáng kể.

Bố mẹ đều thấp làm sao để con cao lớn? Đây là những giải pháp cải thiện chiều cao cho con được chuyên gia gợi ý - Ảnh 2.

Sữa mẹ và dinh dưỡng đúng là yếu tố quan trọng ở giai đoạn trẻ từ 3 tháng - 3 tuổi (Ảnh minh họa).

Dinh dưỡng đúng cho chiều cao tối đa

Trong một hội thảo trực tuyến về dinh dưỡng của Châu Âu, báo cáo thú vị gần đây của TS. Lyle, Viện Dinh Dưỡng Kerry, Ireland về các yếu tố quan trọng tác động đến chiều cao trẻ nhỏ. Bà phân ra 2 nhóm: nhóm tác động tích cực và nhóm ảnh hưởng tiêu cực.

Những yếu tố tác động tích cực để trẻ đạt chiều cao tối đa

1. Sữa mẹ: Cần ưu tiên và duy trì.

2. Cân nặng sau 2 tuổi – 6 tuổi và cân nặng lúc dậy thì có ảnh hưởng đến phát triển chiều cao tối ưu. Tránh thừa cân béo phì trong những giai đoạn này.

3. Chất đạm và sắt: Trẻ từ 6 tháng nên bắt đầu ăn dặm. Thịt bò, heo, gà, lòng đỏ trứng, sữa… là những nguồn chất đạm và sắt quan trọng.

4. Canxi là thành phần chính trong xương, duy trì và xây dựng cấu trúc xương khỏe mạnh. Canxi từ thực phẩm là loại hấp thụ tốt và an toàn nhất. Nên đa dạng nguồn canxi từ sữa, sữa chua, cá, tôm, cua…

5. Vitamin D đặc biệt quan trọng bởi nó quyết định khả năng hấp thụ canxi cũng như ngăn ngừa các vấn đề như còi xương của trẻ. Thiếu vitamin D có thể dẫn đến tình trạng thấp còi.

Khuyến cáo hiện tại, trẻ dưới 5 tuổi cần 400 IU/ngày. Bên cạnh đó, vitamin K2 cũng có vai trò quan trọng trong việc giúp vitamin D định hướng canxi vào xương, thúc đẩy quá trình tái tạo xương, giúp trẻ có hệ xương chắc khoẻ và tăng trưởng chiều cao. Vitamin K2 có thể được tìm thấy trong các sản phẩm lên men như món đậu natto Nhật Bản, một số loại phô mai, sữa chua…

Bố mẹ đều thấp làm sao để con cao lớn? Đây là những giải pháp cải thiện chiều cao cho con được chuyên gia gợi ý - Ảnh 3.

Nên khuyến khích trẻ các hoạt động như đi dạo, chơi một số trò chơi ngoài trời (Ảnh minh họa).

6. Ăn uống đa dạng để tăng các vi khoáng cần thiết khác như kẽm, i-ot. Kẽm và i-ot liên quan đến hoạt động khỏe mạnh của não bộ trong điều tiết các hoạt động hormone tăng trưởng và sinh dục cho phát triển chiều cao ở những giai đoạn trên.

 

7. Lối sống chủ động tích cực sau 4 tuổi là quan trọng cho phát triển chiều cao của trẻ. Bé từ 4-5 tuổi được khuyên học bơi 2 buổi/tuần và 2 buổi cách nhau 3 ngày, mỗi buổi không quá 45 phút. Khi bé 8 tuổi, có thể tăng 3 buổi/tuần. Mỗi buổi không quá 60 phút. Cường độ như vậy sẽ phù hợp với phát triển xương cho bé và đủ cho thời gian kiến tạo xương mới.

Từ 3 tháng - 2 tuổi, cha mẹ nên ít bế bồng trẻ để trẻ có không gian phát triển kĩ năng bò trườn, đi lại. Các hoạt động như đi dạo, chơi một số trò chơi ngoài trời nên khuyến khích khi trẻ biết đi.

Những yếu tố tiêu cực tác động đến chiều cao của trẻ

1. Lười vận động. Thường xuyên ngồi máy tính, xem tivi, chơi điện thoại, ipad. Tổng thời gian tiếp xúc với các thiết bị điện tử >4 tiếng/ngày.

2. Uống quá nhiều nước ngọt: 1 lon (220ml)/ngày là quá nhiều cho bé dưới 12 tuổi. Bé dưới 12 tuổi chỉ nên tối đa 2 lon/tuần, tức là <65ml/ngày. Tốt nhất là không nên giới thiệu nước ngọt cho bé trước 5 tuổi.

3. Ăn nhiều bánh kẹo. Nên giới hạn 2 thanh kẹo/ngày và tuần quy định chỉ cho bé ăn 3 ngày.

Facebook chat