SỮA CÔNG THỨC & SỮA MẸ: LỢI - HẠI THẾ NÀO?

 

‼️SỮA MẸ LÀ THỨC ĂN TỐT NHẤT CHO TRẺ.

♻️TRƯỜNG HỢP NÀO BÉ KHÔNG THỂ BÚ SỮA MẸ?
Trong một số trường hợp mẹ không thể cho con bú sữa mẹ như:
Mẹ bị bệnh gì đó đang điều trị thuốc mà thuốc này có thể ảnh hưởng đến trẻ, hoặc trẻ đang bị bệnh gì đó phải tách ra khỏi mẹ mà lúc đó mẹ chưa thể cho trẻ bú thì trẻ cần bú sữa mẹ khác hoặc sữa công thức (SCT) theo chỉ định của bác sĩ và điều kiện của gia đình.

♻️Một số ít trường hợp sau đây, mẹ KHÔNG NÊN cho trẻ bú:

Mẹ bị nhiễm HIV: virus HIV có thể đi qua sữa mẹ hoặc có thể xâm nhập qua những tổn thương của trẻ. Tuy nhiên, đối với những nước ở vùng Châu Phi là nơi tình trạng dinh dưỡng kém do nghèo, không có nguồn sữa khác và tỉ lệ nhiễm HIV cao nhất thế giới, WHO khuyến cáo su74c mẹ vẫn có thể cho trẻ bú được.

Mẹ bị một số bệnh cần điều trị bởi thuốc có độc tính cao có thể ảnh hưởng đến trẻ thì không nên cho trẻ bú. Ví dụ: Mẹ bị bệnh lý về máu hoặc đang điều trị ung thư máu

♻️SỮA CÔNG THỨC CÓ GÂY HẠI ĐƯỜNG RUỘT CỦA TRẺ KHÔNG?

SCT là sữa lấy từ loài vật khác, đa số là từ bò, dê và đậu nành. Các thành phần trong SCT đều được các nhà nghiên cứu cố gắng làm để gần giống với sữa mẹ. Do đó, SCT không gây hại đối với trẻ. Chỉ có một vài protein trong SCT khác với protein trong sữa mẹ vì là loại khác nhau nên đạm khác nhau, nhưng đa phần các trường hợp SCT không gây ra tổn thương đường ruột cho trẻ.

Trong một số trường hợp đặc biệt trẻ có cơ địa dị ứng với protein trong SCT, đường ruột của trẻ sẽ phản ứng lại khi được tiếp xúc với SCT. Điều này là do hệ miễn dịch của trẻ nhận nhầm protein là tác nhân gây hại như là siêu vi hay vi khuẩn, do đó đường ruột sẽ chống lại sự xâm nhập này gây nên phản ứng viêm. Nó giống như phản ứng viêm do lây nhiễm siêu vi nhưng nhẹ hơn, không gây sốt, trẻ có bị tiêu chảy và đôi khi đi phân có máu. Người ta còn gọi là tình trạng dị ứng đạm SCT.

Tuy nhiên, những trường hợp này đều là dị ứng muộn, nghĩa là nó xảy ra sau khi trẻ tiếp xúc với SCT được một thời gian: có khi vài ngày, vài tuần, hoặc một, hai tháng sau mới có biểu hiện dị ứng.

Dị ứng đạm SCT không nghiêm trọng, thông thường qua 1 hay 3 tuổi trẻ sẽ quen dần và không còn biểu hiện dị ứng nữa.

Đây chỉ là một phản ứng viêm chứ không phải tình trạng bị tổn thương niêm mạc ruột, nhung mao ruột hay gây ra “hở ruột” ở trẻ.
Không phải trẻ nào uống SCT cũng bị dị ứng.

⚠️Việc UNICEF đưa ra tài liệu về việc cho trẻ sơ sinh uống SCT làm “hở ruột” là không chính xác bởi chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho vấn đề này. Bên cạnh đó, UNICEF không phải là một tổ chức nghiên cứu về y khoa mà là QUỸ NHI ĐỒNG LIÊN HỢP QUỐC. Do đó, nếu UNICEF muốn đưa ra những khuyến cáo về y khoa thì phải dựa trên những nghiên cứu của các bác sĩ làm nghiên cứu ở các bệnh viện hay cơ sở y tế.⚠️

 

Facebook chat