Sữa công thức đã pha có thể hâm nóng lại?

1. Cách bảo quản sữa công thức đã pha

 

Mẹ có thể áp dụng những cách bảo quản sau đây nếu bạn muốn pha sẵn sữa công thức để dành cho bé bú cữ sau, hoặc trong trường hợp phải cùng bé ra ngoài lâu cần phải pha sữa bột sẵn:

  • Mẹ nên bảo quản sữa trong tủ lạnh ngay sau khi pha sữa xong để tránh nhiễm khuẩn cho sữa, không phải bảo quản sữa sau khi trẻ đã bú và còn dư sữa. Vi khuẩn sẽ phát triển chậm hơn so với để sữa ở bên ngoài, bên cạnh đó còn bảo quản được lâu hơn, tối đa đến 24h sau đó, vì vậy nên bảo quản sữa trong tủ lạnh
  • Mẹ có thể mang theo bình sữa đã pha và bỏ vào túi giữ lạnh có đặt đá bên trong để bảo quản nếu mẹ và bé phải đi xa trong vài tiếng đồng hồ. Trẻ có thể dùng sữa này trong vòng 4 giờ.
  • Bên cạnh đó, để có thể tiện pha với nước nóng có trong bình giữ nhiệt cùng với chai nước tinh khiết mang theo, mẹ có thể mang theo hộp sữa công thức cho bé loại nhỏ.

2. Sữa công thức đã pha có thể hâm nóng lại?

 

Thông thường, bạn không cần phải làm ấmsữa công thức cho trẻ. Bởi một số trẻ thích uống sữa ở nhiệt độ phòng hoặc có thể thấp hơn một chút. Khi bạn cho trẻ uốngsữa tươi nguyên chất, bạn không cần hâm nóng sữa mà chỉ cần cho sữa ra khỏi tủ lạnh trước khi trẻ uống một khoảng thời gian nhất định.

Nếu trẻ quen với việc cần hâm nóng bình sữa công thức trước khi sử dụng, Bạn có thể hâm nóng sữa công thức đã pha bằng cách đặt bình sữa vào bát nước ấm trong một vài phút hoặc làm ấm bình sữa dưới vòi nước chảy. Chỉ cần làm ấm sữa, không nên làm nóng quá.

Đừng để bình sữa đã pha sẵn trong lò vi sóng. Bởi sữa có thể nóng không đều, tạo ra những điểm nóng có thể làm bỏng miệng bé.

Bạn nên bỏ lượng sữa công thức còn lại sau khi trẻ ăn nếu sữa đã được pha hơn 1 giờ. Cũng không cần thiết phải bảo quản bình sữa sau khi trẻ đã uống bởi vi khuẩn từ miệng trẻ vẫn có thể sinh sôi trong tủ lạnh.

Mẹ nên dán nhãn ghi rõ ngày giờ pha sữa để có thể đảm bảo an toàn nhất cho sức khỏe của bé yêu ngay sau khi bảo quản sữa xong. Mẹ cũng nên lưu ý những điều sau mỗi khi hâm sữa cho trẻ:

  • Với sữa công thức cho trẻ sơ sinh được bảo quản trong tủ lạnh, mẹ không cần thiết phải làm nóng mà chỉ cần cho ra ngoài khoảng 1 tiếng đồng hồ để có thể đạt tới nhiệt độ phòng hoặc làm ấm sữa bằng cách đặt trong một bình nước nóng hoặc máy hâm sữa. Tuyệt đối không dùng lò vi sóng hâm sữa.
  • Mẹ nhớ kiểm tra nhiệt độ của sữa trước khi cho con bú để có thể chắc chắn là sữa không quá nóng sau khi làm nóng sữa xong.

Lưu trữ sữa mẹ trong tủ lạnh

Với sữa công thức cho trẻ sơ sinh được bảo quản trong tủ lạnh, mẹ không cần thiết phải làm nóng

3. Sữa công thức hâm nóng để được bao lâu?

 

Với những trẻ bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, khi trẻ đòi ăn thường được thưởng thức dòng sữa nóng của mẹ. Những trẻ dùng sữa công thức cũng vậy, sau khi sữa được pha đúng tỉ lệ chuẩn, mẹ cần cho trẻ bú ngay. Sử dụng bình ủ sữa với những trường hợp hạn hữu, khi cả nhà có việc đi ra ngoài.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, sữa hâm nóng chỉ để được tối đa 2 giờ đồng hồ. Mẹ nên đổ bỏ hoặc cho người thân uống hết nếu còn dư sữa, theo các bác sĩ thì không nên để dành cữ sau vì trong sữa đã có nước bọt của bé, sữa có thể bị vi khuẩn xâm nhập. Chính vì vậy, để tránh tình trạng pha dư sữa, mẹ cần theo dõi kỹ lượng sữa bé cần trong từng giai đoạn.

4. Một số rủi ro khi sử dụng bình sữa đã hâm nóng

Lưu ý khi pha sữa công thức cho bé

Cha mẹ đặc biệt chú ý khi sử dụng bình sữa đã hâm nóng

 

Khi hâm nóng sữa công thức đã pha cho trẻ, có một số điểm cần lưu ý như sau:

  • Không hâm sữa bằng lò vi sóng: Sữa công thức được hâm bằng lò vi sóng có thể khiến trẻ bị bỏng, vì vậy tuyệt đối không nên làm ấm sữa bằng vật dụng này. Lò vi sóng làm nóng thức ăn không đồng đều, điều này có thể khiến bỏng miệng trẻ. Mặc dù nhiều bậc phụ huynh sử dụng lò vi sóng để hâm nóng bình sữa, sau đó lắc mạnh bình sữa và kiểm tra sữa trước khi đưa cho trẻ, tuy nhiên điều này vẫn không đảm bảo an toàn cho trẻ. Thay vì sử dụng lò vi sóng, nên sử dụng máy hâm bình sữa hoặc một ít nước ấm để hâm nóng lại sữa đã pha.
  • Tác hại của BPA: BPA là viết tắt của bisphenol A, một hóa chất đã được sử dụng từ những năm 1960 trong sản xuất nhiều hộp đựng thức ăn bằng nhựa cứng, bao gồm cả bình sữa, đồ chơi, núm vú giả...Khi hâm nóng hoặc đun sối thực phẩm ( bao gồm nước, sữa bột trẻ em hoặc các chất lỏng khác) trong các hộp nhựa, thức ăn sẽ tiếp xúc trực tiếp với BPA, sau đó BPA sẽ thấm dần vào những loại thức ăn này. Kể từ năm 2008, việc sử dụng BPA trong bình sữa trẻ em đã không còn được các nhà sản xuất ưu tiên, vì BPA có liên quan đến việc dẫn đến một số nguy cơ mắc bệnh ung thư và làm gián đoạn sự phát triển não bộ và hệ thống sinh sản (bao gồm cả khởi phát sớm tuổi dậy thì). Năm 2013, FDA đã hỗ trợ chấm dứt việc sử dụng nhựa epoxy gốc BPA trong lớp lót của hộp sữa công thức.

FDA khuyến nghị nên sử dụng bình sữa không chứa BPA để đựng nước đun sôi. Sau đó để nhiệt độ của nước giảm dần rồi trộn sữa bột của trẻ.

  • Không nên sử dụng bình sữa và các hộp đựng thực phẩm khác bị trầy xước, vì vì vết trầy xước trong nhựa có thể chứa vi trùng và giải phóng một lượng nhỏ BPA (nếu chúng được sử dụng để đựng thức ăn).
  • Kiểm tra nhãn trên bình sữa và hộp đựng mã tái chế ở dưới cùng Nhìn chung, nhựa được đánh dấu bằng mã tái chế 1, 2, 4, 5 và 6 thường không chứa BPA. Một số (nhưng không phải tất cả) nhựa được đánh dấu bằng mã tái chế 3 hoặc 7 có thể được chế tạo bằng BPA.

#MẸ_VÀ_BÉ

#SỮA_CÔNG_THỨC

Facebook chat