Có rất nhiều cách giải thích. Tất cả chúng ta đều có phản xạ nôn, đó là phản ứng tự động suốt đời giúp ngăn chặn tình trạng nghẹt thở. Với những em bé được khoảng 4 đến 6 tháng tuổi, bé có phản xạ đẩy lưỡi về phía trước mỗi khi cổ họng bị kích thích. Phản xạ đẩy lưỡi này có thể khiến việc bú sớm có chút khó khăn. Và trường hợp bé nôn hoặc đẩy những loại thức ăn đầu tiên ra khỏi miệng bé không phải là hiếm.
Đôi khi, việc cho bé ăn nhiều hơn mong muốn, cũng là nguyên nhân có thể khiến bé bị nôn trớ, hoặc thức ăn mà bé không thích còn ở trong miệng của bé, ngay cả sau khi hết phản xạ đẩy lưỡi.
Một số trẻ thậm chí sẽ tự bịt miệng bằng ngón tay của mình cho đến khi chúng tìm ra được khoảng cách mà chúng có thể đưa cái gì đó vào miệng. Và cho đến khi chúng bắt kịp tốc độ bú, một số trẻ sẽ nôn trớ sữa mẹ hoặc sữa công thức, đặc biệt nếu tốc độ sữa chảy quá nhanh đối với chúng.
Nôn trớ ở trẻ sơ sinh là một phản xạ bình thường khi chúng học cách ăn thức ăn đặc, cho dù chúng được đút bằng thìa hay bạn đang ăn dặm do trẻ yêu cầu. Bé sẽ ít nôn trớ hơn khi bé phát triển và học cách điều chỉnh lượng thức ăn mà bé nuốt vào.
Nôn trớ khác với nghẹn thở, tức là đường thở của em bé bị tắc một phần hoặc hoàn toàn, gây cản trở việc thở. Dưới đây là cách nhận biết sự khác biệt giữa nôn trớ và nghẹt thở:
Cố gắng để em bé thư giãn trong khi bú và không thúc ép em bé ăn nhiều hơn mức mong muốn. Nếu bé bú bình, hãy đảm bảo rằng lỗ trên núm vú có kích thước phù hợp. Trong trường hợp núm vú quá lớn, thì sẽ có hiện tượng quá nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức có thể chảy ra cùng một lúc. Khi đó, sẽ dễ dẫn đến tình trạng trẻ ăn xong bị nôn trớ.
Ngoài ra, hãy đảm bảo rằng em bé đã sẵn sàng cho thức ăn đặc trước khi bạn giới thiệu cho trẻ tập ăn. Thời điểm áp dụng được việc này khi bé phải được ít nhất từ 4 đến 6 tháng tuổi và có thể ngồi thẳng lưng với sự hỗ trợ.
Khi bạn nghĩ rằng bé đã sẵn sàng, hãy bắt đầu cho bé tập ăn bằng cách cho một lượng nhỏ thức ăn vào thìa. Ngậm thìa và đặt một chút thức ăn lên phía trước lưỡi của trẻ, thay vì đưa cả thìa vào miệng. Khi áp dụng cách này, em bé có thể ngậm phần thức ăn còn lại trên thìa mà không cảm thấy nó vướng ở cổ họng.
Nếu bé dùng lưỡi đẩy thức ăn ra, điều đó không nhất thiết có nghĩa là bé không thích. Đôi khi, có thể bé chỉ đang cố gắng tìm ra cách ăn món ăn mới này. Bạn nên kiên trì và cho bé ăn từ từ đến khi bé cảm nhận được thức ăn mới và đáp ứng với nó hơn.
Sau một vài lần thử, bé sẽ bắt đầu dùng lưỡi để di chuyển thức ăn ra phía sau miệng. Nếu bé vẫn gặp khó khăn khi nuốt thức ăn sau một tuần, có lẽ bé chưa sẵn sàng với thức ăn đặc.
Khi em bé đã sẵn sàng cho các đồ ăn đặt trên bàn, bạn hãy để ý đến trẻ để trẻ không bị nghẹn thức ăn khi bé tự ăn. Cắt thức ăn của bé thành những miếng vừa ăn và tránh những thức ăn có nguy cơ gây nghẹt thở, chẳng hạn như nho nguyên hạt, quả hạch và bỏng ngô.
Có nhiều khả năng bé sẽ ít nôn trớ hơn khi được ăn nhiều bữa hơn. Nếu em bé vẫn tiếp tục thèm ăn thực phẩm xay nhuyễn, bạn hãy đề cập tình hình này với bác sĩ nhi khoa. Bác sĩ có thể kiểm tra các vấn đề về thể chất của bé để có thể cải thiện tình trạng của bé.
Bà mẹ thực hiện cho em bé bú bên trái trước sau đó mới chuyển sang bên phải. Điều này có thể được giải thích là do cách bú này sẽ giúp sữa dễ dàng chảy xuống và lưu giữ trong dạ dày của em bé mà không xảy ra hiện tượng trào ngược ra ngoài. Tương tự với em bé bú bình, thì bà mẹ cũng thực hiện quá trình bú như vậy.
Nếu trong quá trình bú mà trẻ quấy khóc, thì nên cho trẻ dừng bú. Vì nếu vẫn tiếp tục cho bé bú thì bé có thể nuốt nhiều không khí vào dạ dày làm cho dạ dày của bé căng lên và có thể gây ra hiện tượng trào ngược. Tương tự, vậy khi bé đang ăn không được trêu trọc để bé cười. Hơn nữa, bà mẹ không nên cho trẻ bú quá nhiều, bởi vì khi da dày căng lên sẽ khiến bé dễ dàng bị nôn trớ.
Bà mẹ cũng không nên cho trẻ ăn hoặc bú ở tư thế nằm. Thay vào đó, hãy để cho bé được ăn hoặc bú trong tư thế cao đầu.
Tã hay quần áo quá chật sẽ khiến cho trẻ dễ dàng bị nôn trớ. Bởi vì lúc này thành bụng và dạ dày của bé bị chèn ép và dồn nén.
Khi bé ăn xong hoặc bú xong bé cần được người lớn bế cao đầu trong khoảng thời gian từ 15-20 phút. Đồng thời, vỗ lưng cho bé ợ hơi, rồi lúc đó mới bế bé nghiêng hoặc cho bé nằm nghiêng trái trên gối cao. Hành động vỗ lưng bé của mẹ là để giúp đẩy không khí trong dạ dày ra ngoài, tránh nôn trớ khi bé vừa ăn no.
Trẻ sơ sinh nhìn chung dễ gặp bệnh về đường hô hấp, các bệnh lý nhiễm trùng hô hấp và nhiễm trùng đường tiêu hóa nếu bé ăn dặm sớm hoặc việc lưu trữ và pha chế sữa không đảm bảo. Để bảo vệ sức khỏe của trẻ, cha mẹ nên thực hiện tốt việc cho bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu (nếu được) và tiêm vắc-xin đúng lịch. Ngay khi thấy trẻ có các triệu chứng như biếng ăn, mệt mỏi, quấy khóc thì cần đứa trẻ đến bệnh viện để được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn theo dõi và điều trị. Khoa nhi tại hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec là địa chỉ tiếp nhận và thăm khám các bệnh lý mà trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ dễ mắc phải: sốt virus, sốt vi khuẩn, viêm tai giữa, viêm phổi ở trẻ,... Với hệ thống cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế hiện đại, không gian vô trùng, giảm thiểu tối đa tác động cũng như nguy cơ lây lan bệnh, Vinmec sẽ mang lại sự hài lòng cho Quý khách hàng và được các chuyên gia trong ngành đánh giá cao với: