Mẹ bị ốm, có nên cho con bú?

1. Mẹ ốm con có được bú không?

 

Trong hầu hết các trường hợp, việc cho con bú khi bị ốm là an toàn. Nếu bạn bị bệnh thông thường như cảm lạnh hoặc cúm, bạn vẫn có thể cho con bú sữa mẹ, do những vi trùng này không truyền vào sữa mẹ đi sang trẻ được.

Nếu bạn cảm thấy quá mệt mỏi để cho con bú thì có vắt hoặc hút sữa; bên cạnh đó, bạn cần uống đủ nước.

2. Mẹ ốm trong thời gian cho bú làm sao để con không lây bệnh

 

Các bước dưới đây có thể làm giảm nguy cơ lây bệnh từ bạn. Để ngăn vi trùng lây lan cho trẻ, bạn nên:

  • Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng và nước, đặc biệt là trước khi cho trẻ bú hoặc bế, chăm sóc trẻ.

Nước rửa tay khô có tác dụng diệt khuẩn thế nào?

Thường xuyên rửa tay để giảm nguy cơ lây bệnh khi bạn chăm sóc trẻ

 

  • Đeo khẩu trang bất cứ khi nào bạn tiếp xúc gần với con, kể cả trong thời gian chăm .
  • Che miệng và mũi bằng khăn giấy khi bạn hắt hơi hoặc ho. Vứt khăn giấy ngay lập tức, sau đó rửa tay hoặc dùng nước rửa tay khô.
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng của bé.
  • Thường xuyên khử trùng các bề mặt trong nhà như bàn, tay nắm cửa và vòi nước.
  • Đặt một tấm chăn vải khô và sạch giữa bạn và con mỗi khi bạn bế hoặc cho con ăn.
  • Vệ sinh vú trước khi cho con bú bằng xà phòng nhẹ và nước ấm. Tuy nhiên, đừng vệ sinh xung quanh núm vú trước mỗi lần cho con bú vì vú có thể bị khô và nứt.
  • Không dùng chung dụng cụ ăn uống, ly uống nước, khăn mặt, khăn tắm, giường, gối hoặc chăn cho đến khi bạn không còn triệu chứng bệnh trong ít nhất năm ngày.
  • Nếu bạn bị cúm, hãy hỏi bác sĩ của bạn về thuốc kháng vi-rút. Nếu sử các loại thuốc này, chúng có thể làm dịu các triệu chứng của bạn và rút ngắn thời gian bệnh, nhưng đồng nghĩa với việc bạn có ít cơ hội tiếp xúc với con hơn.

Ngoài ra, hãy bảo vệ trẻ bằng cách thực hiện đủ và đúng lịch tiêm chủng cho trẻ.

  • Tiêm phòng: Đảm bảo trẻ được nhận đủ tất cả các loại vắc xin cần thiết, ví dụ, nếu trẻ không được tiêm loại vắc-xin phòng các bệnh do phế cầu khuẩn, trẻ có thể bị ốm nặng nếu tiếp xúc với vi khuẩn phế cầu từ nhiễm trùng xoang của bạn.
  • Tiêm phòng cúm: Nếu trẻ dưới 6 tháng tuổi, bạn hãy đưa trẻ đến địa điểm tiêm chủng để tiêm phòng cúm cho trẻ.

Lịch tiêm chủng theo khuyến nghị của CDC (Hoa Kỳ)

Cha mẹ bảo vệ trẻ bằng cách thực hiện đủ và đúng lịch tiêm chủng

3. Bệnh nào an toàn và không an toàn khi cho con bú sữa mẹ?

 

3.1 Bệnh nào an toàn khi cho con bú sữa mẹ?

Theo các chuyên gia, các bệnh dưới đây nằm trong vùng an toàn nếu mẹ mắc vẫn có thể cho con bú bình thường:

  • Chlamydia
  • Cảm lạnh, cúm, sốt hoặc đau họng
  • Ngộ độc thực phẩm: Các sinh vật gây ngộ độc thực phẩm không truyền qua sữa mẹ. Tiếp tục cho con bú và uống nhiều chất lỏng để mẹ không bị mất nước.
  • Viêm dạ dày ruột: Bạn có thể tiếp tục cho con bú ngay cả khi bạn đang có các triệu chứng của vi rút dạ dày, chẳng hạn như tiêu chảy hoặc nôn ói. Lưu ý, bạn cần rửa tay thường xuyên, tránh dùng chung dụng cụ ăn uống và thực hiện các bước để tránh lây lan vi trùng cho trẻ.
  • Bệnh lậu
  • Viêm gan A
  • Viêm gan B: Con bạn nên tiêm một liều globulin miễn dịch viêm gan B (HBIG) và mũi đầu tiên trong ba mũi vắc xin viêm gan B ngay sau khi sinh.
  • HPV (vi rút u nhú ở người)
  • Thiếu máu do thiếu sắt: Uống bổ sung sắt trong khi cho con bú sẽ không gây hại cho con bạn.
  • Bệnh Lyme: Nếu bạn đang dùng thuốc kháng sinh, hãy nói chuyện với bác sĩ trước khi cho trẻ bú để đảm bảo rằng thuốc kháng sinh an toàn cho trẻ bú sữa mẹ.
  • Viêm vú: Tình trạng sưng đau ở vú này không gây nguy hiểm gì cho con bạn. Cho con bú thường xuyên hoặc hút sữa để làm trống hoàn toàn bầu vú có thể giúp bạn phục hồi sớm hơn.
  • Virus West Nile: Cho con bú là an toàn. Các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, một vài trường hợp lây truyền virus West Nile qua việc cho con bú sữa mẹ, nhưng không có trường hợp nào dẫn đến bị bệnh ở trẻ sơ sinh.
  • Nhiễm Zika: Cho con bú là an toàn. Các nhà nghiên cứu đã tìm thấy virus Zika trong sữa mẹ, nhưng không có báo cáo nào về trường hợp trẻ sơ sinh bị bệnh do nhiễm virus Zika khi bú mẹ.

Mẹ nâng ngực có nên cho trẻ bú? (Phần 2)

Một số bệnh nằm trong vùng an toàn nếu mẹ mắc vẫn có thể cho con bú bình thường

 

Trong thời gian cho con bú, bạn bị mắc các bệnh sau đây hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nên hay không nên cho con bú?

  • Thủy đậu
  • Cytomegalovirus (CMV)
  • Trầm cảm: Các chuyên gia khuyến khích phụ nữ bị trầm cảm nên cho con bú, nhưng nếu bạn đang dùng thuốc chống trầm cảm, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ liệu việc cho con bú có an toàn hay không.
  • Viêm gan C: Nếu núm vú của bạn bị tổn thương, bác sĩ có thể khuyên bạn tạm thời ngừng cho con bú, vì vi-rút có thể truyền qua máu bị nhiễm bệnh. Để duy trì nguồn sữa của bạn, bạn có thể hút và đổ bỏ sữa đã hút ra.
  • Herpes simplex
  • Bệnh lupus: Hầu hết các bà mẹ bị lupus có thể cho con bú an toàn, nhưng hãy nói chuyện với bác sĩ về các loại thuốc mà bạn đang sử dụng. Một số loại thuốc được sử dụng để điều trị bệnh lupus ban đỏ hệ thống (SLE) có thể không an toàn nếu bạn đang cho con bú.
  • Bệnh hồng cầu hình lưỡi liềm
  • Bệnh giang mai: Việc cho con bú sẽ an toàn khi bạn không có bất kỳ tổn thương nào trên vú. Nếu bạn bị tổn thương trên vú, không được cho con bú từ vú bị tổn thương cho đến khi vết loét lành.
  • Tưa miệng
  • Toxoplasmosis: Các nghiên cứu chỉ ra rằng toxoplasmosis không lây truyền qua sữa mẹ, nhưng về mặt lý thuyết, ký sinh trùng có thể truyền sang con bạn qua việc cho con bú nếu vú bị nứt hoặc chảy máu núm vú trong một hoặc hai tuần sau khi bạn bị nhiễm bệnh.
  • Bệnh lao đang hoạt động

3.2 Bệnh nào không an toàn khi cho con bú sữa mẹ?

Việc cho con bú sẽ không an toàn nếu bạn mắc bất kỳ bệnh nào sau đây:

  • Ung thư đang được điều trị bằng thuốc hóa trị. Những loại thuốc này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tế bào và ADN của trẻ. Bạn có thể hút sữa và vắt bỏ sữa của mình để cố gắng duy trì nguồn sữa.
  • Nhiễm HIV: Không nên cho con bú sữa mẹ vì vi-rút HIV có thể truyền sang cho trẻ qua sữa mẹ. Các loại thuốc kháng vi rút được sử dụng để điều trị HIV cũng có thể truyền cho trẻ thông qua sữa mẹ.

Bệnh HIV có dễ lây không?

Virus HIV có thể truyền sang trẻ qua sữa mẹ

 

  • Nhiễm trùng HTLV (Human T cell lymphotropic virus) loại I hoặc loại II: Phụ nữ có kết quả dương tính với loại vi rút này không nên cho con bú vì nó có thể truyền sang cho con qua sữa mẹ. HTLV loại I và II có thể gây ra bệnh tủy sống và HTLV loại I có thể gây ra một dạng bệnh bạch cầu hiếm gặp, các vấn đề về mắt có thể dẫn đến mất thị lực và các tình trạng nghiêm trọng khác.
  • Rối loạn sử dụng chất gây nghiện: Cho con bú không an toàn. Các loại chất kích thích như cần sa và rượu sẽ đi qua sữa mẹ và có thể gây hại cho trẻ.

#MẸ_VÀ_BÉ

#MẸ_ỐM_CÓ_NÊN_CHO_CON_BÚ

Facebook chat