Tự cai sữa mẹ ở trẻ có thể xảy ra. Một số trẻ sẽ cai sữa sớm hơn, trong khi những trẻ khác lại cai sữa muộn hơn. Rất hiếm khi trẻ tự cai sữa trước 1 tuổi. Một số bà mẹ thường lầm tưởng rằng việc “đình công cho con bú” – trẻ ngừng bú trong hai hoặc 3 ngày, khi trẻ ở độ tuổi từ 3-5 tháng đồng nghĩa với việc trẻ tự cai sữa.
Vào khoảng 4 tháng tuổi, trẻ sơ sinh đột nhiên phát hiện ra cuộc sống đang diễn ra xung quanh chúng. Nhiều trẻ hình thành nên thói quen bú một vài lần, sau đó rời khỏi bầu vú mẹ, nhìn xung quanh và tiếp tục quay lại bú mẹ một cách say sưa. Cách thức cho con bú cũng thay đổi đáng kể khi trẻ sơ sinh trải qua các giai đoạn phát triển khác nhau, chẳng hạn như bập bẹ tập nói, lăn lộn, ngồi dậy, bò và lững chững tập đi. Đôi khi, trẻ có thể ngừng bú mà không biết xuất phát từ lý do gì.
Một số trẻ sơ sinh dường như mất hứng thú với việc bú mẹ khi được khoảng 6 - 9 tháng tuổi. Trong thời gian này, con bạn sẽ bú ít thường xuyên hơn, bú trong thời gian ngắn hơn, thậm chí bỏ bú mẹ hoàn toàn.
Nếu con bạn mất hứng thú với việc bú sữa mẹ trong một vài ngày, hãy duy trì nguồn cung cấp dinh dưỡng cho con bằng cách hút sữa và tiếp tục cho con bú.
Quá trình cai sữa thường kéo dài từ vài ngày cho đến vài tháng, thậm chí là vài năm. Nó sẽ bắt đầu ngay sau khi bạn thường xuyên cho trẻ ăn thức ăn mới ngoài sữa mẹ, chẳng hạn như sữa công thức hoặc thức ăn đặc.
Dưới đây là một số lý do chính giải thích cho việc tự cai sữa mẹ ở trẻ, bao gồm:
Nếu bạn quyết định cai sữa cho con trước một tuổi, hãy nhớ tiếp tục cho bé bú sữa mẹ đã vắt ra hoặc sữa công thức thay thế dành cho trẻ sơ sinh nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ. Ngoài ra, bạn có thể tìm đến sự hỗ trợ từ các chuyên gia y tế để hiểu thêm về việc cai sữa cũng như các lựa chọn dinh dưỡng phù hợp đối với lứa tuổi của con.
Mặc dù trẻ có dấu hiệu chán bú mẹ, nhưng nếu bạn vẫn muốn tiếp tục nuôi con bằng sữa mẹ vào thời điểm này, bạn có thể tham khảo một số lời khuyên dưới đây:
#MẸ_VÀ_BÉ
#CAI_SỮA_TỰ_NHIÊN