Cách Hạ Sốt Nhanh Cho Trẻ Sơ Sinh Tại Nhà

Sốt ở trẻ sơ sinh là gì
Các triệu chứng khi bé bị sốt nặng
Khi nào nên đi khám bác sĩ
Cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh
1. Bổ sung đủ nước
2. Để bé nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ
3. Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh
4. Hạ Sốt Bằng Bọt Biển Lạnh
Các biến chứng do sốt ở trẻ em
1. Co giật do sốt
2. Cơn sốt cứ lặp lại
3. Sốt không đi kèm triệu chứng nào khác
Sốt ở trẻ sơ sinh là gì
Khi hôn hoặc chạm vào trán của bé, nếu mẹ cảm thấy thân nhiệt bé nóng hơn bình thường, khi đó có thể bé đang bị sốt. Thân nhiệt cao hơn bình thường tức là bé bị sốt.

Sốt thường chính là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang chống lại vấn đề nhiễm trùng. Đo thân nhiệt cho trẻ có thể xác nhận liệu trẻ có đang bị sốt, đồng thời còn giúp gia đình và bác sĩ nhân định đúng tình trạng sốt của trẻ để có thể tìm ra phương án xử lý tốt hơn cho trẻ.

Hầu hết các bác sĩ – và Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) – đồng ý rằng nhiệt độ cơ thể bình thường đối với em bé khỏe mạnh là từ 36 đến 37.9 độ C. Nếu nhiệt độ đo từ trực tràng của bé từ 38 độ C trở lên, khi đó bé đã bị sốt.

Sốt ở trẻ sơ sinh là một vấn đề nghiêm trọng, do vậy, đo thân nhiệt cho trẻ sơ sinh một cách nhanh chóng và chính xác là cực kì quan trọng. Xem thêm: Nhiệt kế điện tử cho bé loại nào tốt

Các triệu chứng khi bé bị sốt nặng
Chỉ số nhiệt độ không phải là dấu hiệu duy nhất cho thấy cơn sốt có nghiêm trọng hay không. Ngoài ra, độ tuổi của trẻ cũng là yếu tố cần xem xét: Sốt đặc biệt nghiêm trọng hơn ở trẻ dưới 3 tháng tuổi.

Một yếu tố khác cũng không kém phần quan trọng chính là hành vi của trẻ. Trường hợp trẻ bị sốt cao nhưng vẫn chơi đùa và bú đủ thì có thể không phải là nguyên nhân đáng báo động.

Ba mẹ nên lưu ý rằng nhiệt độ cơ thể của chúng ta sẽ tăng vào cuối buổi chiều và đầu buổi tối và rơi vào giữa đêm và sáng sớm. Chu kỳ tự nhiên này giải thích lý do vì sao các người bệnh đều thông báo với bác sĩ rằng họ đều bị sốt vào cuối buổi chiều và đầu buổi tối.

Khi nào nên đi khám bác sĩ
Ba mẹ là người đánh giá tốt nhất về việc con có thực sự bị bệnh hay không – vì vậy hãy gọi / hoặc đi khám bác sĩ để được tư vấn nếu bạn lo lắng về tình trạng của con, bất kể nhiệt độ của bé là bao nhiêu:

Nếu bé dưới 3 tháng tuổi và có nhiệt độ 38 độ C hoặc cao hơn, hãy gọi / đi khám bác sĩ ngay lập tức. Trường hợp này, trẻ cần được kiểm tra các vấn đề liên quan đến nhiễm trùng nghiêm trọng hoặc bệnh lý.
Nếu bé từ 3 tháng tuổi trở lên, điều quan trọng nhất là ba mẹ hãy quan sát cách bé nhìn và hành vi của bé. Nếu bé vẫn sinh hoạt tốt, vẫn bú giỏi, bú đủ thì khi đó không cần phải gọi/khám bác sĩ trừ khi cơn sốt kéo dài hơn 24 giờ hoặc đang sốt rất cao. Hãy nhờ bác sĩ tư vấn thêm: Ví dụ, bác sĩ có thể đề nghị gọi ngay nếu nhiệt độ của bé lên tới 38 độ C, bất kể triệu chứng là gì.
Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) đề nghị nên gọi bác sĩ nếu bé từ 3 tháng đến 6 tháng tuổi và bị sốt từ 38.3 độ C trở lên, hoặc lớn hơn 6 tháng và có nhiệt độ từ 39.4 độ C hoặc cao hơn – và có các triệu chứng như chán ăn, ho, có dấu hiệu đau tai, quấy khóc hoặc buồn ngủ bất thường, hoặc nôn mửa hoặc tiêu chảy.
Ngoài ra, chúng ta vẫn có thể gọi/đi khám bác sĩ trong trường hợp nếu:

Bé nhợt nhạt hoặc đỏ ửng, hoặc tã ít ướt hơn.
Phát ban không rõ nguyên nhân, có thể dẫn đến vấn đề nghiêm trọng hơn khi phát ban kèm với sốt. Những đốm nhỏ, màu đỏ tím không chuyển sang màu trắng hoặc nhạt hơn khi bạn ấn vào chúng, hoặc các đốm màu tím lớn, có thể báo hiệu nhiễm trùng vi khuẩn rất nghiêm trọng.
Bé khó thở (thở khó hoặc nhanh hơn bình thường) ngay cả sau khi bé được hút mũi (bằng dụng cụ hút mũi). Trường hợp này có thể liên quan đến viêm phổi hoặc viêm phế quản.
Bé có vẻ bệnh và nhiệt độ thấp hơn bình thường dưới 36 độ C. Thân nhiệt trẻ nhỏ có lúc sẽ lạnh hơn khi bị bệnh.
Nếu bé dưới 3 tháng tuổi, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu bạn đưa bé đến khám trực tiếp. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn không nên cho bé uống bất kỳ loại thuốc hạ sốt nào cho đến khi bé được đo nhiệt độ chính xác.

Nếu bé từ 3 tháng tuổi trở lên, vẫn tỉnh táo và bú đủ, và không có triệu chứng bệnh nặng nào khác, khi đó bác sĩ có thể khuyên bạn chỉ cần đợi theo dõi trong vòng 24 giờ trước khi đưa bé đến bệnh viện. Vì sốt thường là triệu chứng đầu tiên của bệnh, cho nên bác sĩ có thể sẽ không chẩn đoán được bất cứ điều gì đáng kể nếu bé được kiểm tra lâm sàn quá sớm.

Tùy thuộc vào mức độ khó chịu của bé, bác sĩ có thể đề nghị cho trẻ uống acetaminophen (hoặc ibuprofen, nếu bé ít nhất 6 tháng tuổi) để hạ sốt.

Dù bé ở độ tuổi nào, nếu bé có các triệu chứng gợi ý bệnh nặng hoặc nhiễm trùng, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn đưa bé đến để được đánh giá, đến văn phòng (nếu bạn gọi trong giờ làm việc) hoặc đến phòng cấp cứu.

Cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh
Sốt là phản ứng của cơ thể nhằm bảo vệ và chống lại vi khuẩn và vi rút, một số nhà nghiên cứu còn cho rằng nhiệt độ tăng cao có thể giúp cơ thể chống lại nhiễm trùng hiệu quả hơn. (Vi khuẩn và vi rút thích nhiệt độ môi trường khoảng 37 độ C.) Một cơn sốt cũng khiến cho cơ thể tạo ra nhiều tế bào bạch cầu và kháng thể để chống lại nhiễm trùng.

Mặt khác, nếu nhiệt độ của bé quá cao, sẽ khiến bé khó chịu khi ăn uống hoặc ngủ, đồng thời cũng khiến bé khó thở hơn. Sau đây là những cách gíup hạ nhiệt độ cơ thể của trẻ nhỏ.

1. Bổ sung đủ nước
Nếu cơn sốt nhẹ không ảnh hưởng đến hành vi của bé, bạn không cần phải cho bé dùng bất cứ thứ gì để hạ sốt. Hãy cho bé uống nhiều sữa mẹ hoặc sữa công thức để ngăn ngừa mất nước, và cũng đừng làm phiền hoặc bế bé khi ngủ.

Xem thêm: Khi nào mới bắt đầu cho trẻ sơ sinh uống nước. Hãy cùng mình tìm hiểu câu trả lời trước khi bạn bắt đầu cho bé sơ sinh uống nước nhé.

2. Để bé nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ
Nếu nhiệt độ cơ thể của bé cao hơn bình thường vì mặc nhiều quần áo hoặc do thời tiết nóng, mẹ hãy giúp bé hạ nhiệt bằng cách cởi một vài lớp áo và để bé nghỉ ngơi hoặc chơi ở một nơi yên tĩnh, mát mẻ.

3. Thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh
Nếu cơn sốt làm cho bé khó chịu, và bác sĩ nói với bạn rằng không sao cả, bạn có thể sử dụng acetaminophen hoặc ibuprofen cho trẻ sơ sinh để hạ nhiệt độ cho bé. (Ibuprofen không được khuyến nghị cho trẻ dưới 6 tháng tuổi hoặc cho những trẻ bị mất nước hoặc nôn mửa liên tục.)

Hãy thật cẩn thận khi dùng thuốc cho bé. Cần dựa vào cân nặng của bé để xác định đúng liều lượng thuốc. Luôn luôn sử dụng thiết bị đo đếm đi kèm với thuốc để cung cấp cho bé chính xác liều lượng phù hợp.

Các mẹ đừng cho bé dùng thuốc hạ sốt nhiều lần hơn so với khuyến cáo. Các hướng dẫn có thể sẽ nói rằng bạn có thể dùng acetaminophen sau bốn giờ (tối đa năm lần mỗi ngày) và ibuprofen cứ sau sáu giờ (tối đa bốn lần mỗi ngày).

Mẹ nhớ không bao giờ cho bé uống aspirin. Aspirin có thể khiến trẻ dễ mắc hội chứng Reye, một rối loạn hiếm gặp nhưng có khả năng gây tử vong.

Điều cuối cùng cần lưu ý: Hầu hết các bác sĩ đều không khuyên dùng các chế phẩm trị ho và cảm lạnh cho bé mà không qua kê đơn, nhưng nếu em bé của bạn đang dùng thuốc theo toa, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi cho bé uống bất kỳ loại thuốc nào khác, chẳng hạn như ibuprofen hoặc acetaminophen. Các phương thuốc trị ho và cảm lạnh có thể đã chứa những thành phần này, vì vậy sẽ có nguy cơ bạn cho bé uống thuốc quá liều.

4. Hạ Sốt Bằng Bọt Biển Lạnh
Bạn có thể thử giảm sốt cho bé bằng cách chườm nước ấm (nước ấm, chứ không phải nước lạnh) hoặc cho bé tắm nước ấm.

Lưu ý: Các mẹ không bao giờ thử hạ sốt cho bé bằng cách thoa rượu mát xa . Rượu mát xa có thể được hấp thụ vào máu của em bé qua da. Nó cũng có thể khiến cơ thể bé mát quá nhanh, và cũng có thể làm tăng nhiệt độ của bé.

Các biến chứng do sốt ở trẻ em
1. Co giật do sốt
Sốt đôi khi gây co giật do sốt ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Hiện tượng này phổ biến nhất ở trẻ em trong độ tuổi từ 6 tháng đến 5 tuổi.

Trẻ bị hiện tượng này có biểu hiện đảo mắt, chảy nước dãi hoặc nôn mửa. Tay chân bé có thể trở nên cứng và cơ thể bé có thể co giật hoặc giật. Trong hầu hết các trường hợp, các cơn động kinh là vô hại, nhưng điều đó luôn làm cho các bậc cha mẹ phải lo lắng.

2. Cơn sốt cứ lặp lại
Thuốc hạ sốt tạm thời làm giảm nhiệt độ cơ thể bé. Nó không làm ảnh hưởng đến nguyên nhân gây nhiễm trùng, vì vậy em bé của bạn có thể bị sốt cho đến khi cơ thể không còn nhiễm trùng. Điều này có thể mất ít nhất hai hoặc ba ngày.

Một số bệnh nhiễm trùng, chẳng hạn như cúm, có thể kéo dài năm đến bảy ngày. Và nếu em bé của bạn đang được điều trị bằng kháng sinh để chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, có thể mất 48 giờ để nhiệt độ của bé giảm xuống.

3. Sốt không đi kèm triệu chứng nào khác
Khi bé bị sốt không kèm theo sổ mũi, ho, nôn hoặc tiêu chảy, việc tìm ra vấn đề có thể rất khó khăn.

Có nhiều bệnh nhiễm virus có thể gây sốt mà không có bất kỳ triệu chứng nào khác. Một số, chẳng hạn như bệnh sốt phát ban, gây sốt rất cao trong 3 ngày, sau đó là xuất hiện các đốm đỏ.

Nhiễm trùng còn nghiêm trọng hơn nữa, chẳng hạn như viêm màng não, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc nhiễm khuẩn huyết (vi khuẩn trong máu), cũng có thể gây sốt cao mà không có bất kỳ triệu chứng cụ thể nào khác. Nếu em bé của bạn bị sốt kéo dài (hơn 24 giờ) từ 39 độ C trở lên, hãy gọi cho bác sĩ, cho dù bé có các triệu chứng khác hay không.

Với những thông tin về sốt ở trẻ sơ sinh, và cách hạ sốt nhanh cho trẻ sơ sinh tại nhà của mình, hy vọng bố mẹ sẽ yên tâm hơn và không còn lo lắng băn khoăn mỗi khi bé bị sốt. Tuy nhiên, nếu bạn đã thử mọi cách mà tình hình vẫn không tiến triển, hãy tham vấn ý kiến bác sĩ để có hướng xử lý thích hợp và kịp thời.

#TRẺ_SƠ_SINH

#TRẺ_EM

#CÁCH_HẠ_SỐT_TRẺ_SƠ_SINH

Facebook chat