BỐ MẸ CẦN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH VỀ DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM

BỐ MẸ CẦN BIẾT VÀ PHÒNG TRÁNH CÁC BỆNH VỀ DA THƯỜNG GẶP Ở TRẺ EM 

CHÀM

Chàm là bệnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra nhưng thường không rõ nguyên nhân. Có thể là do thời tiết, do thực phẩm, do di truyền, do quần áo, do không khí, do hóa mỹ

phẩm, do stress căng thẳng, do môi trường sống…Thường những người có cơ địa dị ứng sẽ dễ bị chàm và khó điều trị tận gốc do không rõ nguyên nhân. Đối với trẻ sơ sinh, tỉ lệ mắc chàm thường cao hơn và khó điều trị hơn do các bé chưa có ý thức giữ gìn, thường va chạm vào vết thương trên mặt.

Trẻ bị chàm nếu không chữa trị đúng cách sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến bé sau này

DỊ ỨNG

Dị ứng có rất nhiều dạng khác nhau: dị ứng thức ăn, dị ứng phấn hoa, dị ứng thời tiết… Để hạn chế dị ứng hiệu quả nhất là tìm ra nguyên nhân dị ứng và phòng tránh từ đầu. Bố mẹ nên chú ý quan sát và rà soát lại trước khi dị ứng con tiếp xúc với những đồ vật nào, ăn những gì… để có thể tìm ra nguyên nhân và phòng tránh.

Trẻ bị dị ứng có thể do rất nhiều nguyên nhân, bố mẹ phải kiểm tra kĩ để có phương pháp chữa đúng cách cho bé nhé

Để điều trị và phòng tránh chàm, dị ứng, bố mẹ nên thực hiện các phương pháp sau:

TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG CHO CON QUA VIỆC ĂN UỐNG

Đối với trẻ còn bú mẹ, bố mẹ nên tăng sức đề kháng cho bé bằng cách cho bé bú mẹ nhiều hơn. Với những bé đã ăn dặm, bố mẹ cố gắng cho bé ăn đa dạng thức ăn, đảm bảo dinh dưỡng và ưu tiên các loại thức ăn có chức năng tăng cường hệ miễn dịch như tỏi, hành tây, hành lá, hẹ, nghệ, gừng, các loại rau và trái cây.

Bổ sung dinh dưỡng cho bé luôn là cách hữu hiệu nhất bố mẹ nhé

Sau mỗi bữa ăn nên chú ý quan sát xem với loại đồ ăn ấy da con phản ứng như thế nào, ngứa nhiều hơn hay đỏ hơn không để biết con có dị ứng với loại đồ ăn nào không để tránh.

BẢO ĐẢM VỆ SINH SẠCH SẼ

–  Cắt móng tay thường xuyên cho con để giảm bớt sự tiếp xúc nhiều vi khuẩn khi con đưa tay lên mặt.

– Thay đổi xà phòng giặt đồ, chọn loại nhẹ dịu, ít chất tẩy và xem loại nào phù hợp với con. Nếu được, hãy đổi sang giặt bằng quả bồ hòn.

– Súc nước muối sau khi đánh răng

– Chọn sữa tắm nhẹ dịu cho da nhạy cảm và ít kích ứng da nhất, có thể chỉ cần tắm bằng nước nếu người con không quá bẩn.

– Cho con mặc loại vải cotton thoáng.

– Không dùng điều hoà hoặc thay đổi vị trí nằm của con, không để hướng điều hoà bay thẳng vào giường ngủ con nằm, điều hoà khiến da con khô hơn và mũi cũng ngạt hơn.

– Lau dọn nhà cửa thường xuyên, thay định kỳ chăn ga gối.

Luôn giữ cho bé sạch sẽ và đảm bảo độ ẩm trên da các mẹ nhé

NẾU BÉ BỊ CHÀM, DÙNG THUỐC BÔI ĐỂ ĐẢM BẢO ĐỘ ÂM TRÊN DA MẶT

Bác sĩ có thể kê thuốc bôi có corticoid cho con bạn nếu mức độ chàm khá nặng. Bạn nên dùng theo đúng đơn của bác sĩ, hết thời gian chỉ định nên dừng vì corticoid có rất nhiều tác dụng phụ. Không nên tự ý mua thuốc bôi có corticoid cho da bé.

Nếu con ở mức độ nhẹ hơn, hàng ngày bố mẹ có thể dùng bông trang điểm và sữa rửa mặt nhẹ dịu cho bé vệ sinh da mặt bé thật sạch sáng và tối sau đó bôi hồ nước lên cho con thay vì dùng thuốc bôi có corticoid.

HĂM TÃ

Thường nguyên nhân khiến bé bị hăm tã là do da bé quá nhạy cảm hoặc bố mẹ không thay tã kịp thời khi tã bẩn. Để phòng tránh hăm tã, bố mẹ nên làm các bước sau:

– Chọn loại tã không có màu nhuộm, không mùi thơm

– Thay tã ngay khi bé tè đầy hoặc ị

– Vệ sinh sạch sẽ bằng khăn ướt/ khăn nhúng nước ấm trước khi mặc tã mới cho bé

– Có một khoảng thời gian nhất định trong ngày để bé không mặc tã cho khô thoáng, có thể là lúc chơi hoặc lúc bố mẹ dự đoán bé sẽ ít tè/ không ị

– Sau khi tắm mỗi ngày nên bôi kem chống hăm cho bé, loại rẻ và phổ biến nhất là Benpathen.

Trong thời gian bé bị hăm tã, bố mẹ nên làm các bước sau:

– Tăng tối đa thời gian có thể cho bé không mặc tã để thông thoáng

– Bôi kem chống hăm sau mỗi lần vệ sinh sau khi ị, tè hoặc thay bỉm cho bé

– Thử đổi sang loại tã khác không màu nhuộm, không mùi thơm

Thông thường nếu chăm sóc khoảng 3-4 ngày, tình trạng hăm tã của bé sẽ giảm và trở về bình thường.

 

Facebook chat